ID : 15522
Văn Miếu Quốc Tử Giám đã và đang là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt về truyền thống hiếu học, trọng tài của dân tộc ta xừ xưa đến nay. Hôm nay, SMJA tour một lần nữa mong muốn được dẫn dắt và chia sẻ với các bạn về di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại giữa lòng thủ đô gần ngàn năm nay để khơi mở hơn về sự hiểu biết của mình về những giá trị truyền thống đang được gìn giữ nơi đây . Đặc biệt, chúng ta sẽ đến với một biểu tượng kiến trúc văn hóa độc đáo nằm sâu trong khu di tích lịch sử Văn Miếu – một công trình tuy được xây dựng sau cùng nhưng lại được lựa chọn là biểu tượng kiến trúc thủ đô Hà Nội. Đó chính là Khuê Văn Các – Biểu tượng kiến trúc của thủ đô Hà Nội – Biểu tưởng của tầm nhìn giáo dục. Hãy cùng SMJA tìm hiểu sâu hơn về những điều mà nơi đây ẩn chứa qua bài viết này nhé !!!
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KIẾN TRÚC KHUÊ VĂN CÁC
Vào năm 1805, sau khi đã xây dựng những công trình lịch sử bên trong Văn Miếu, Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Lúc này Kinh Đô đã được chuyển vào Huế, Văn Miếu Thăng Long chỉ còn là Văn Miếu Bắc Thành, tên sao Khuê lúc này như một hình tượng tưởng nhớ và tôn vinh những gì đã có của sĩ phu Bắc Hà.
Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805, tạo nên một kiến trúc có giá trị văn hóa, mỹ thuật. Chính tại đây, hằng năm vào mùa xuân và mùa thu, chọn ngày Đinh lệnh cho quan đến tế, lấy bốn tháng giữa xuân, hạ, thu, đông tổ chức khảo thí học trò.
Trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII ngày 21.12.2012, Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được chọn làm biểu tượng kiến trúc của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến.
2. KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG KHUÊ VĂN CÁC
Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, trên gác có treo biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ “ KHUÊ VĂN CÁC ”, với lối kiến trúc nhỏ nhắn, xinh xắn và giản dị nhưng lại đầy tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng ở giữa những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh.
Với lầu vuông 8 mái mang kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát . Bốn mặt gác xung quanh là 4 cửa sổ tròn, điểm những thanh gỗ con, tỏa ra bốn phía tượng trưng cho sự tỏa sáng của sao Khuê tỏa ra những tia sáng soi rọi lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng .
Hai bên phải, trái của gác Khuê Văn là hai cổng nhỏ là Súc Văn và Bí Văn – nghĩa là đến với nơi mà văn chương thật chau chuốt, hàm ý thật súc tích và áng văn chính là kiệt tác để muốn đời soi ngắm.
Khuê Văn Các được lát gạch Bát Tràng, muốn lên gác phải đi qua ba bậc thang đá. Toàn gác đặt trên bốn trụ gạch vuông, trên các mặt trụ đều có chạm trổ hoa văn tinh tế. Bốn cạnh sàn cũng đều có diềm gỗ chạm trổ sắc sảo. Mỗi mặt tượng gỗ đều chạn một đôi câu đối chữ Hán.
Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
Hy triều phấn sức long văn trị – Kiệt các trân tàng tập đại quan
Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.
Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ – Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.
3.Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG KIẾN TRÚC KHUÊ VĂN CÁC
Vậy các bạn có bao giờ nghĩ tại sao lại là sao Khuê? Là Khuê Văn Các không? Hãy để SMJA sẽ lí giải cho bạn nghe nhé!
Về Văn Hóa: Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã. Không gian xung quanh là vườn cây cổ thụ, cạnh giếng Thiền Quang luôn đầy nước in bóng, xa xa là ao vuông đầy hoa sen. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Gác Khuê Văn xưa là nơi họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội, là nơi để các sĩ tử nuôi dưỡng con đường văn chương, thể hiện tài năng của mình .
Về Phong Thủy: Sao Khuê đc coi là chòm sáo sáng nhất trong 28 chòm sao thuộc dãy ngân hà. Chòm sao này gồm 16 ngôi sao nhỏ sắp xếp giống hình chữ văn, có nghĩa là văn hóa tri thức.
Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú của bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng là hình vuông của giếng Thiên Quang. Từ Khuê Văn Các nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy được mặt nước trong veo của Thiên Quan Tịnh, ánh sáng trời chiếu xuống mặt nước phản chiếu thành một vùng sáng lấp lánh giữa không gian, khi mặt trời đứng bóng vòng tròn trên Khuê Văn Các chiếu xuống mặt hồ vuông tạo ra vẻ đẹp của sự hòa hợp âm dương, giữa trời tròn đất vuông. Thât kì diệu làm sao , quả thật chỉ có ở đây mới là nơi tụ hội được tinh hoa của trời đất .
Thông qua những điều SMJA vừa chia sẻ chắc có lẻ các bạn cũng đã có thể hiểu vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm Biểu Tượng Kiến Trúc Hà Nội đúng không. Khuê Văn Các chính là nơi chau chuốt cho văn chương, là nơi mang vẻ đẹp thật truyền cảm, thuyết phục con người và đây cũng là biểu tượng cho một nền văn hóa tinh hoa của Việt Nam, thể hiện truyền thống Hiếu học, coi trọng nhân tài từ thời xưa.
Hãy cùng SMJA note lại địa điểm đáng để đi một lần trong đời bạn nhé !!!
Nguồn: https://smjahome.com/kien-truc-khue-van-cac-bieu-tuong-cua-tam-nhin-giao-duc/